Cập nhật vào 02/01
Ho dai dẳng khiến cho cơ thể người mẹ đang mang thai mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Các mẹ cần ghi nhớ các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn để chữa trị dứt điểm những cơn ho này nhé!
Tại sao mẹ bầu thường dễ bị ho?
Ho là một triệu chứng khá thường gặp ở các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Các mẹ thường rất dễ bị ho bởi những lý do sau đây:
- Sức đề kháng của bà bầu quá suy giảm , kèm theo sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai chính là điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh ở bà bầu.
- Nhạy cảm với tình trạng thay đổi thời tiết : thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa thu đông, đông xuân, thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh gây ra triệu chứng ho.
- Khi mang thai, tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ bụng, gây trào ngược dạ dày , đây cũng là một nguyên nhân gây ho ở bà bầu.

Bà bầu bị ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

- Ho dẫn đến co thắt ở vùng ngực gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu có thể dẫn đến chán ăn, ngủ không được, suy nhược dẫn đến thai chậm phát triển.
- Ho kéo dài, ho liên tục và ho mạnh sẽ kích thích dẫn đến có cơn co tử cung, gây động thai sớm hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng.
- Ho có thể là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.
Bà bầu bị ho nên ăn gì?
Vitamin C
Những loại quả như cam, chanh, bưởi, ổi, chuối… rất giàu vitamin C để cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, dịu cổ họng và chống lại bệnh tật. Khoai lang cũng thực phẩm chứa vitamin C, D dồi dào để tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cần thiết khi phụ nữ mang thai bị bệnh cảm.

Có thể bạn muốn biết: Những loại trái cây chứa vitamin C tốt cho mẹ bầu
Các loại rau có màu xanh đậm
Rau lá xanh đậm có chứa các vitamin, khoáng chất, tăng khả năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Cho nên, bà bầu bị ốm ăn thêm rau xanh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Tỏi
Tỏi chứa tinh dầu, tính nóng, giúp loại bỏ tác nhân gây cảm lạnh. Trong tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Khoa học Đỗ Tất Lợi có viết: Thành phần chủ yếu của tỏi là kháng sinh allicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh. Tuy nhiên, khi gặp nhiệt sẽ chóng mất tác dụng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao khi điều trị cảm lạnh, các mẹ bầu có thể ăn vài lát tỏi sống ngay khi chớm biểu hiện hắt hơi, sổ mũi.

Gừng
Cũng được nhắc tới trong cuốn sách trên của GS.TS Đỗ Tất Lợi, gừng chứa 2-3% tinh dầu, có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát biểu tán hàn, tiêu đờm, hành thuỷ, giải độc, nhờ vậy được ứng dụng nhiều trong chữa nhức đầu, cảm lạnh.

Cháo trứng, hành và tía tô
Một bát cháo giải ho do bị cảm lạnh cũng rất hữu hiệu cho bà bầu. Khi nấu cháo cho thêm hành, tiêu, tía tô và ăn nóng để cơ thể toát ra nhiều mồ hôi sẽ mau khỏi bệnh. Kết hợp ba nguyên liệu ngon – bổ – rẻ này vào bát trắng nóng sốt như phương thuốc cho phụ nữ mang thai bị cảm ghé thăm. Bởi hành lá vị cay, tính bình, có tác dụng tán hàn, thông khí, giải cảm… Còn tía tô tính ấm, giúp chống động thai, giảm buồn nôn, đau họng. Trong khi đó, trứng giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein cho cơ thể bà bầu để chống lại bệnh cảm. Từ đó có thể trị dứt điểm những cơn ho.

Một số bài thuốc dân gian trị ho từ thực phẩm
Chanh đào ngâm/hấp mật ong trị ho

Uống cốc chanh đào ngâm Mật ong (đường phèn) pha với nước ấm. Hoặc thử chưng hai nguyên liệu này và ăn nhiều lần trong ngày. Cả chanh đào và Mật ong đều có tính sát khuẩn cao giúp giảm ho, rát họng cho bà bầu bị cảm.
Quất (Tắc) chữa dứt điểm cơn ho
Trong quả Quất có chứa thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Vị Quất chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho.
Cách 1: Các mẹ chỉ cần rửa sạch 3-4 quả Quất, bỏ hạt, cắt lát mỏng, cho vào chén. Tiếp theo, đổ Mật ong ngập Quất, trộn đều rồi hấp hoặc chưng cách thủy 10-15 phút. Khi hỗn hợp chín thì để nguội và dùng dần. Mỗi ngày mẹ bầu bị cảm uống khoảng 2-3 lần, có thể thêm vài hạt muối, để Quất trôi từ từ qua cổ họng. Cách làm này giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát cổ và ho đờm rất hữu hiệu.

Cách 2: Mẹ bầu giải cảm bằng cách kết hợp Quất với một số nguyên liệu: Húng chanh, Đường phèn, Cam thảo… đem hấp chín, để nguội rồi ăn. Mỗi ngày, các mẹ uống 2-3 lần sẽ giảm nhanh các triệu chứng ho, cảm lạnh.
Mật ong hấp tỏi tăng sức đề kháng
Bà bầu bị viêm họng, ho có đờm có thể dùng Mật ong hấp tỏi. Bạn đập dập 4-5 củ tỏi, trộn đều với Mật ong. Sau đó, đem hấp cách thủy cho tới khi ngửi thấy mùi tỏi. Để nguội, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Kết hợp Mật ong với tỏi có tác dụng làm tăng khả năng kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, ho có đờm và tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu bị cảm.

Bà bầu bị ho nên kiêng gì?
Thực phẩm lạnh
Mẹ bầu bị ho, cảm không nên ăn thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh mà chưa giã đông hoặc làm nóng. Trong Đông y, cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi. Lúc này, bạn ăn uống các thực phẩm lạnh dễ làm tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng ho, cảm, ngạt mũi nặng hơn. Bên cạnh đó, các chứng viêm cũng liên quan đến tỳ. Khi ăn thực phẩm lạnh có thể gây tổn thương tỳ vị, khiến chức năng tỳ bị suy giảm.
Nhóm thực phẩm chứa dầu
Đậu phộng, hạt dưa,… là nhóm thực phẩm mẹ bầu bị ho nên kiêng vì chúng có thể khiến cho những cơn ho nặng hơn, thậm chí là gây ra ho có đờm.

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Trong giai đoạn mang thai bà bầu bị ho lâu, dai dẳng gây áp lực lớn lên vùng bụng tác động trực tiếp đến thai nhi nên mẹ bầu cần lưu ý vấn đề này khi mang thai. Khi bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể tương đối yếu. Những loại thức ăn chiên xào này làm cho bà bầu bị ho tiêu hóa kém đi, tạo gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi, khó chấm dứt.
Đồ tanh
Mẹ bầu ăn cá, tôm, cua khi bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Do hệ hô hấp dễ bị kích thích bởi vị tanh, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với chất protein trong thực phẩm này sẽ khiến ho nặng hơn.

Thực phẩm có vị ngọt, mặn
Một số loại thực phẩm mẹ nên kiêng khi bị ho như: cá muối, thịt xông khói, các loại thực phẩm có chứa lượng muối cao, thực phẩm có tính mặn.
Ngoài ra các loại thực phẩm ngọt, vị đậm thường có tính nóng khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng làm cho các cơn ho ngày một tăng thêm.
Nước dừa
Nước dừa có tính hàn, làm mát đó nếu mẹ bầu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi.
Quả quýt
Bà bầu bị ho có thể ăn vỏ quýt có thể chữa cơn ho, long đờm nhưng các múi quýt lại chứa cellulite làm cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, làm cơn ho ngày càng nặng thêm.

Khói thuốc
Không chỉ khi bị ho mà mọi lúc bà bầu cũng nên tránh khỏi thuốc lá, thuốc lá có rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tới phổi, hệ hô hấp, thanh quản nên khi bị ho hoặc trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên tránh thuốc lá và những nơi có khói thuốc.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị ho
- Ngủ đủ giấc, vận động điều độ, không gắng sức.
- Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có gió lạnh.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý. Nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, lau khô nhanh tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể bằng tất chân, khăn quàng cổ.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng dẫn theo dõi, điều trị cụ thể của Bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những loại thực phẩm mẹ cần phải lưu ý khi bị ho trong suốt thai kỳ. Hy vọng những phương pháp này sẽ giúp mẹ tránh được những cơn ho dai dẳng.
Xem thêm: