Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Sùi mào gà lưỡi là gì và có nên chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà không?

0

Cập nhật vào 11/12

Một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất hiện nay là sùi mào gà. Các tổn thương xuất hiện phổ biến nhất là ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, lưỡi. Nhiều người đã tự tìm cách chữa sùi mào gà tại nhà do tâm lý tự ti, dấu diếm bệnh tật. Vậy có nên chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà không?

Chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

Một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất hiện nay là sùi mào gà

1. Sùi mào gà ở lưỡi là gì và nguyên nhân gây bệnh

Sùi mào gà ở lưỡi là tình trạng các nốt sùi xuất hiện ở lưỡi, miệng. Cũng như sùi mào gà ở các vị trí khác, tác nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi là do vi khuẩn HPV. Loại virus này có hơn 120 chủng khác nhau, trong đó chủng gây ra bệnh sùi mào gà chủ yếu là chủng HPV-6 và HPV-11. 

Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là những người quan hệ tình dục không an toàn, người có lối sống không lành mạnh, người có hệ miễn dịch yếu. Độ tuổi mắc bệnh thường ở độ tuổi 25 – 45. 

Sùi mào gà có thể dễ dàng lây lan qua các con đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Ngoài kiểu quan hệ tình dục truyền thống, quan hệ tình dục bằng miệng là hình thức khá quen thuộc, giúp các cặp đôi làm mới đời sống hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà.
  • Lây qua vật trung gian: việc sử dụng chung đồ vật cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo, khăn tắm,… có lẫn máu, dịch mủ của người mắc bệnh cũng có thể là con đường lây truyền của virus HPV.

Chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

Việc sử dụng chung đồ vật cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo, khăn tắm,… cũng có thể lây truyền sùi mào gà

  • Lây từ mẹ sang con: nếu người mẹ bị nhiễm virus HPV thì con sinh ra cũng có nguy cơ bị mắc sùi mào gà. Tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp.

2. Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà lưỡi

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, từ 2 tuần – 9 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà chưa có triệu chứng gì. Qua thời gian này, virus sẽ tấn công cơ thể rầm rộ và xuất hiện các biểu hiện lâm sàng sau:

  • Giai đoạn đầu, người bệnh thấy sự xuất hiện của các nốt nhỏ li ti, mọc đơn độc, màu trắng hoặc hồng tại lưỡi, khoang miệng, họng. Giai đoạn này sùi mào gà rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng.
  • Sau đó, các nốt sùi mọc nhiều hơn, kết thành từng mảng như màu gà hoặc súp lơ.
  • Giai đoạn nghiêm trọng là khi các nốt sùi vỡ ra, lở loét khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu, nguy cơ cao bị nhiễm trùng dẫn đến sốt, ho, mệt mỏi.

3. Các phương pháp điều trị sùi mào gà tại lưỡi theo phác đồ Bộ Y tế

Hiện nay, sự phát triển của y học đã tìm ra phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả như nội khoa, ngoại khoa, liệu pháp hệ miễn dịch. Căn cứ vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất. 

3.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng với các bệnh nhân nhẹ, nốt sùi còn nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu người bệnh phải thật sự kiên trì vì cần điều trị trong thời gian dài, từ 2 – 6 tháng.

Các thuốc bôi được khuyến cáo sử dụng là:

Larifan

Thuốc Larifan Ungo giúp kích thích sản xuất interferon đồng thời ly giải virus tại vị trí nốt sùi. Giúp loại bỏ sùi mào gà và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Liều dùng:

  • 3 – 4 lần/ngày.
  • Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng

Thuốc này có thể áp dụng để trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà, không cần đến cơ sở y tế.

Chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

Điều trị nội khoa được áp dụng với các bệnh nhân nhẹ, nốt sùi còn nhỏ

Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 50 – 80%

Tricloacetic acid TCA 80% chấm 1 lần/ngày, rửa sạch sau 1 giờ. Để nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát nên kết hợp với bôi thuốc Larifan 3 – 4 lần/ngày.

Việc sử dụng thuốc bôi cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ cũng như thăm khám định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

3.2. Điều trị ngoại khoa

Nếu bệnh nhân bị sùi mào gà nặng với các nốt sùi to, muốn loại bỏ nốt sùi nhanh chóng thì có thể sử dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa như đốt laser, đốt điện, đốt lạnh.

Các phương pháp này có ưu điểm là loại bỏ nốt sùi nhanh chóng nhưng nhược điểm là gây đau, có thể để lại sẹo và tỷ lệ tái phát bệnh cao do không tiêu diệt được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Khi điều trị sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa, cần kết hợp điều trị nội khoa cũng như nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể để nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

4. Hỗ trợ chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên

Tốt nhất, khi dùng các phương pháp hỗ trợ điều trị sùi mào gà dưới đây, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4.1. Dùng giấm táo

Giấm táo có tính axit cao nên kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng giấm táo để thoa lên các nốt sùi 2 lần/ ngày, bôi đến lúc nào nốt sùi rụng đi và biến mất là thành công.

4.2. Bột nghệ

Trong nghệ có chứa tinh chất curcumin mang tính sát khuẩn rất cao. Có thể dùng hỗn hợp bột nghệ nguyên chất, đun thành dung dịch sệt sệt và sau đó chấm vào vết sùi mào gà ở miệng. Duy trì đều đặn sẽ thấy tác dụng rõ rệt, các nốt sùi sẽ lành và lên da non.

Chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

Trong nghệ có chứa tinh chất curcumin mang tính sát khuẩn rất cao

4.3. Sử dụng nha đam

Trong nha đam rất giàu axit gamma linolenic, có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, giảm dị ứng, làm lành vết thương và kích thích tái tạo da.

Cách làm:

  • Lấy lá nha đam, lọc bỏ vỏ, sát phần thịt lên nốt sùi và cố định khoản 30 phút.
  • Cắt nha đam thành từng miếng để đắp lên mỗi nốt sùi mào già khác nhau, tránh lây lan virus.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng nha đam để ăn, uống hàng ngày cũng hỗ trợ điều trị sùi mào gà hiệu quả.

4.4. Sử dụng tỏi

Trong tỏi có chất kháng sinh cực mạnh, đó là allicin và có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, trong đó có cả virus HPV. 

Tuy nhiên, các phương pháp dân gian chỉ có tính chất hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị. Mặt khác, các phương pháp chữa sùi mào gà ở miệng này thường chưa được kiểm chứng về độ an toàn cũng như hiệu quả, do đó các bác sĩ không khuyến khích người bệnh sử dụng các phương pháp này để điều trị tại nhà.

4. Cách phòng ngừa sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở lưỡi, bạn chỉ cần thực hiện các việc đơn giản sau: 

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo,…
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với 1 bạn tình.

Chữa sùi mào gà ở lưỡi tại nhà

Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với 1 bạn tình là cách bảo vệ bản thân

  • Chia sẻ thẳng thắn với bạn tình về tình trạng sức khỏe của bản thân. 
  • Trang bị các kiến thức về bệnh như con đường lây nhiễm để chủ động phòng  ngừa.
  • Khám và tầm soát các bệnh tình dục thường xuyên.
  • Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ tập luyện khoa học.
  • Tiêm vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo.

Nếu cần tư vấn thêm về sùi mào gà, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn thông tin khoa học, chính xác.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.