Cập nhật vào 09/09
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chăm sóc cho trẻ sao cho đúng đắn nhất là gì? Trọng nội dung bài viết dưới đây, tất cả những thông tin có thể giúp mọi người hiểu chính xác thêm nhiều điều bổ ích. Hãy tham khảo để có thể bổ sung cho bản thân nhiều mẹo hay và có ích giúp bạn có thể chăm sóc đúng cách cho trẻ sơ sinh khi bị sốt cao.
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt cao mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh thường có nhiệt độ cơ thể trung bình từ 36,5 đến 37,5 độ C. Cách đơn giản nhất giúp các mẹ có thể biết được bé có sốt hay không đó chính là sử dụng nhiệt kế. Nếu cơ thể của bé dưới 38 độ thì mẹ không cần phải lo lắng. Bởi thông thường bé có thân nhiệt cao hơn người lớn. Tuy nhiên ở mức nhiệt quá 38,5 độ, có thể bé đã có dấu hiệu sốt, nhiệt độ sẽ tăng dần thành sốt cao ở 39 độ C.
Bố mẹ cũng cần lưu ý nếu thấy các bé có những biểu hiện sau đây:
- Nhiệt độ cơ thể của bé có dấu hiệu cao hơn mức bình thường.
- Bé có dấu hiệu khó thở, nhịp thở nhanh.
- Cơ thể tiết nhiều mồ hôi, cơ thể bé mệt mỏi và uể oải.
- Hay quấy khóc, ăn uống kém, hoặc có thể bỏ ăn.
- Cơ thể nổi mẩn đỏ, ho nhiều, ngủ nhiều li bì,… thậm chí có thể có giật.

Có thể mẹ quan tâm: Bé sơ sinh đã được 4kg, bé bị sốt nên việc thay bỉm dán khá phức tạp khiến con quấy khóc? Vậy có nên đổi sang sử dụng bỉm quần cho bé để tiện tháo ra và thay vào không? Tìm hiểu ngay tại bài viết Có nên mặc bỉm quần cho bé 4kg?
2. Chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sốt tại nhà an toàn
Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị sốt an toàn và hiệu quả nhất:
Lau người cho bé bằng nước ấm
Bạn sử dụng nước ấm lau người thường xuyên cho bé có thể giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Bạn cần chuẩn bị một thau nước ấm, sau đó cởi bỏ bớt quần áo trên người bé, dùng khăn mềm nhúng vào thau nước ấm. Vắt khăn hơi ráo sau đó đặt nhẹ ở hai bên háng, nách, cổ, cánh tay hoặc chân của bé. Thực hiện thao tác nhiều lần, nên thay nước ấm khác khi nước đã nguội bớt.
Bổ sung Vitamin C
Bạn cần bổ sung thêm cho các bé vitamin C từ các loại hoa quả như nước cam, bưởi,… Những trái cây có thể giúp tăng sức đề kháng để bé có thể chống lại các tác nhân từ bên ngoài. Bên cạnh đó các trái cây như nhỏ, dưa hấu, và thanh long,… cũng có thể giúp cung cấp lượng nước cho cơ thể bé.

Phương pháp dùng tinh dầu
Đây được xem là cách hạ sốt hữu hiệu nhất mà mọi người nên sử dụng. Phương pháp này được xem là cách hạ sốt tự nhiên, thông qua việc làm giảm nhiệt độ cơ thể của bé. Bạn có thể dùng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà, hoặc tinh dầu cúc la mã xoa bóp để có thể giúp cơ thể bé hạ sốt.
Dùng thuốc hạ sốt
Nếu cơ thể bé trên 38,5 độ, bé khó chịu và quấy khóc nhiều thì các bạn nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Thông thường thuốc hạ sốt có tác dụng sau 30 phút và thường kéo dài từ 4 đến 6 tiếng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bạn cần đọc và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể cho bé sử dụng đúng liều lượng thuốc theo độ tuổi và cân nặng phù hợp.

Cân đối chế độ dinh dưỡng cho bé
Nếu trẻ bị sốt bạn cần bổ sung canxi vào khẩu phần ăn của các bé. Việc bổ sung thêm canxi có thể giúp bé làm giảm thời gian điều trị bệnh cho bé. Khẩu phần ăn của bé nên bổ sung từ các nguyên liệu như cá, rau xanh, yến mạch,…
Quần áo của bé cần đảm bảo thoáng mát rộng rãi
Khi bé bị sốt nhưng vẫn vui chơi và ăn uống bình thường thì bạn lưu ý cần cởi bỏ hoặc nới lỏng quần áo mà bé đang mặc. Mẹ nên lựa chọn cho bé quần áo có chất liệu mỏng nhẹ, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để giúp cơ thể bé tỏa bớt nhiệt.
Ngoài quần áo, bỉm tã cũng là điều mẹ cần lưu ý khi bé sơ sinh bị sốt. Nếu bé sốt quá cao thì mẹ nên tháo bỉm tạm thời để hạ nhiệt cho con. Nếu bé chỉ sốt nhẹ thì mẹ vẫn có thể duy trì mặc bỉm để giữ vệ sinh, song mẹ nên chọn mua các sản phẩm có độ khô thoáng cao cho con.
Nếu mẹ chưa biết nên mua loại tã bỉm nào thì đừng bỏ qua bài viết Bỉm nào khô thoáng nhất để được giải đáp chi tiết và tư vấn siêu chi tiết nhé!

3. Trường hợp sốt nguy hiểm cần đến bác sĩ
Bên cạnh một số phương pháp khắc phục cho bé sốt tại nhà, nếu bé có dấu hiệu sốt cao và kéo dài thì bạn cần liên hệ và tìm gặp bác sĩ để được có cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất:
- Mặc dù bạn đã áp dụng tất cả các phương thức giúp bé có thể hạ sốt như dùng khăn ấm lau người, dùng thuốc,… nhưng nhiệt độ của bé vẫn không giảm.
- Dấu hiệu sốt cao kèm theo một số triệu chứng như nôn, khó thở, tay chân lạnh, thường giật mình,…
- Biểu hiện sốt kéo dài liên tục từ 2 đến 3 ngày, hoặc có thể tái lại kéo dài hơn 1 tuần.
Thông thường, bước đầu khi bé bị sốt, mẹ sẽ tiến hành các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé để có thể kịp thời đưa các bé đến gặp bác sĩ kịp thời nếu có các dấu hiệu nặng hơn.

Nội dung bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến với các bạn một số dấu hiệu cũng như biện pháp giúp bạn có thể chăm sóc cho bé khi bị sốt tại nhà. Hy vọng rằng có thể bổ sung thêm cho các bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn có thể tìm được những phương pháp có thể chăm sóc và khắc phục giúp các bé có thể hạn chế không mắc phải các bệnh nguy hiểm.