Cập nhật vào 15/09
Nên sử dụng tấm Cemboard hay gạch truyền thống để tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều khách hàng phân vân khi chọn vật liệu cho ngôi nhà của mình. Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những đánh giá khách quan nhất về hai loại vật liệu này để bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho công trình nhất.
Trọng lượng
Tấm Cemboard có trọng lượng khá nhẹ khoảng 33kg/㎡, nhẹ hơn 3 – 4 lần so với gạch truyền thống (trọng lượng trung bình của tường gạch 110 là 120kg/㎡). Chính nhờ đặc tính này nên việc việc vận chuyển, mang vác và lắp đặt tấm Cemboard đơn giản và dễ dàng hơn.
Còn với gạch truyền thống, tuy mỗi viên có trọng lượng khoảng 1.4 – 4.5kg nhưng lại được thiết kế dạng viên khá nhỏ, vì thế, khi vận chuyển, chủ thầu sẽ cần nhiều nhân công và thiết bị vận chuyển hơn.
Không những thế, tấm Cemboard có trọng lượng nhẹ sẽ giảm áp lực khối lượng nền móng nhà tốt hơn so với gạch, đảm bảo độ bền vững và an toàn cho công trình hơn. Vì vậy, với các công trình có nền móng yếu, không yêu cầu quá cao về khả năng chịu lực, bạn có thể ưu tiên tấm xi măng Cemboard để tránh tình trạng sụt lún.
Khả năng chịu lực, độ bền
Tấm Cemboard có độ bền lên đến 30 – 50 năm bởi kết cấu bền chắc mang đến khả năng chịu lực cao từ 500 – 1300kg/㎡, hệ số dẫn nhiệt thấp (khoảng 0.134 W/m.K) nên không bị biến dạng hay co rút khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Tuy vậy, khả năng chịu lực theo phương ngang của tấm khá yếu, dễ bị rung động theo kết cấu tòa nhà.
Tường gạch có độ bền cứng và cường độ chịu lực cao, có thể lên tới 5000kg/㎡. Tuy nhiên, gạch lại dễ bị nứt gãy khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ an toàn của công trình.
Có thể thấy, tấm Cemboard có khả năng tải trọng không tốt như gạch nung nhưng xét về độ cân bằng, ổn định trong quá trình sử dụng thì sản phẩm này có phần nhỉnh hơn. Do đó, ở các hạng mục thi công tiếp xúc điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khắc nghiệt như mái, tường bao, bạn có thể kết hợp sử dụng tấm Cemboard để nâng cao tuổi thọ công trình.
Tìm hiểu thêm: Tấm xi măng cemboard có tốt không?

Độ thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe
Tấm Cemboard có thành phần chủ yếu từ thiên nhiên như xi măng, cát Oxit Silic và sợi Cellulose và một số tạp chất. Đặc biệt, trong thành phần tấm xi măng không chứa Amiang – hợp chất gây nguy cơ ung thư hay có trong vật liệu xây dựng, nên vô cùng an toàn và lành tính với người dùng.
Tấm xi măng được sản xuất dựa trên công nghệ cán lớp Firm & Flex và công nghệ nồi hấp Autoclave theo tiêu chuẩn châu Âu. Do sử dụng khá ít nước và năng lượng nhiệt nên quá trình sản xuất tấm xi măng được đánh giá cao về độ bền vững, thân thiện với môi trường. Chính vì thế, vật liệu này sở hữu nhiều chứng nhận về độ thân thiện với môi trường như: SCG Eco Value, Green Choice Philippines,…
Khác với tấm xi măng, gạch truyền thông có thành phần chủ yếu là đất sét được tạo hình và nung nóng bằng nhiệt độ khoảng 1000 – 10000°C trong lò lửa thủ công hoặc lò nung công nghiệp. Để sản xuất gạch nung, bạn cần sử dụng một lượng lớn than, gỗ. Không nhưng thế, quá trình này còn xả thải một lượng lớn khí thải là bụi và hỗn hợp độc hại như CO, CO2, H2S, NOx,… ra môi trường, vừa gây ô nhiễm không khí vừa ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư khu vực xung quanh nhà máy.
Hiện nay, để hạn chế tác động môi trường của gạch nung, các nhà sản xuất đã nghiên cứu cho ra đời các loại gạch không nung không sử dụng nhiệt. Tuy nhiên, quá trình sản xuất loại gạch này vẫn sản sinh các nguyên liệu thứ phẩm gây ô nhiễm cao như xi măng, bột nhôm,… nên tấm xi măng vẫn là lựa chọn tối ưu nếu cân nhắc về mức độ thân thiện với môi trường.

Khả năng chịu nước, chống rêu mốc
Cả tấm Cemboard và gạch đều có khả năng chống thấm kém nhưng gạch có khả năng hút ẩm chỉ khoảng 14% – 18%, tốt hơn so với tấm Cemboard (độ hút nước <35%). Tuy nhiên, gạch nung khi hút nước sẽ trữ lại trong cấu tạo chứ không có cơ chế co giãn nên sau khi sử dụng một thời gian ở hạng mục ngoài trời, cấu trúc gạch dễ bị rêu mốc. Ngược lại, tấm Cemboard có cơ chế bay hơi nên có thể nhanh chóng trở lại hình dáng ban đầu mà không bị cong vênh, mối mọt.
Như vậy, nếu thi công các công trình ở vị trí ven biển, nhiều mưa ẩm, tấm cemboard là lựa chọn an toàn và có tính thẩm mỹ lâu dài hơn so với gạch. Hơn nữa, giá tấm xi măng chịu nước hợp lý, tiết kiệm chi phí thi công

Chi phí và thời gian thi công
Tấm Cemboard có chi phí rẻ hơn 15 – 30% so với gạch truyền thống nhờ tiết kiệm được nguyên liệu và nhân công. Tấm Cemboard cũng giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí điện nước do có tính năng cách âm, cách nhiệt và làm mát không gian. Trong khi đó, việc thi công gạch dễ kéo dài ở bước trát vữa, đợi vữa khô nên thường cần thời gian dài hơn.
Có thể nhận thấy, cả tấm Cemboard và gạch truyền thống đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với mục đích sử dụng và yêu cầu của công trình khác nhau. Tấm Cemboard là loại vật liệu mới thân thiện môi trường, có nhiều đặc tính vượt trội về khả năng chống nóng, chịu nhiệt nên được ứng dụng rộng rãi cho các công trình nhà cải tạo, nhà phố, kho xưởng. Còn gạch truyền thống có khả năng chịu lực tốt, độ cứng và độ bền cao nếu biết dùng đúng cách sẽ rất thích hợp cho các vị trí cần gia cố như móng, tường nhà.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin chi tiết về những đặc điểm nổi bật và khác biệt của tấm Cemboard và gạch nung. Tùy theo nhu cầu, tiện ích, đặc tính kỹ thuật và tình hình tài chính mà bạn cân nhắc đưa ra sản phẩm phù hợp với công trình của mình nhất.