Cập nhật vào 23/06
Bà bầu có nên ăn chôm chôm không là câu hỏi của rất nhiều chị em khi mới mang thai. Bài viết sẽ trả lời câu hỏi này và hướng dẫn các mẹ bầu ăn chôm chôm đúng cách để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?
Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?
Cùng với xoài, chuối, táo – 3 loại quả rất tốt cho sức khỏe của bà bầu – thì chôm chôm cũng là loại trái cây mà bà bầu nên ăn trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là bởi vì loại trái cây này cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé. Cụ thể, 100g chôm chôm bao gồm các chất sau:
- Chất béo: 0,21g
- Chất đạm: 0.65g
- Carbohydrate: 20,8g
- Chất xơ: 0,9g
- Canxi: 22mg
- Vitamin C: 4.9mg
Ăn 1 quả chôm chôm có thể cung cấp 343 Kcal cho mẹ bầu, là nguồn năng lượng cần thiết cho mẹ bầu mỗi khi mệt mỏi.
Chôm chôm là loại quả thường có vào mùa hè, từ tháng 5-7 dương lịch nên các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: Mùa hè có quả gì để lựa chọn thêm những loại hoa quả tốt cho mẹ và bé nhé!

8 lợi ích của chôm chôm đối với bà bầu
Giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn
Mỗi mẹ bầu đều trải qua các triệu chứng thai kỳ khác nhau và không ít chị em gặp rắc rối với tình trạng buồn nôn, chóng mặt. Vì vậy, quả chôm chôm sẽ rất hữu hiệu trong trường hợp này.
Nếu cảm thấy khó chịu trong người, mẹ bầu hãy ăn một vài quả chôm chôm. Vị ngọt xen lẫn hơi chua của quả sẽ phần nào giảm nhẹ cơn buồn nôn đang hành hạ bạn.
Bổ sung sắt hiệu quả
Chôm chôm dồi dào lượng sắt tốt và cũng giúp kiểm soát nồng độ hemoglobin. Bà bầu ăn chôm chôm thậm chí còn có thể giảm thiểu tình trạng mệt mỏi khi mang thai vốn rất phổ biến.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch khi mang thai sẽ trở nên khá yếu ớt, khiến bạn dễ dàng trở thành mục tiêu của tất cả các loại bệnh và nhiễm trùng. Chôm chôm rất giàu đồng, đây là khoáng chất giúp tạo ra nhiều tế bào bạch cầu để có thể chống lại các bệnh thông thường, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, đau đầu khi mang thai và những cơn ho.
Giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh
Bà bầu ăn chôm chôm ở mức vừa phải còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, từ đó hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy khi mang thai. Ngoài ra, chất phốt pho từ chôm chôm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng sửa chữa các mô bị hỏng.
Cung cấp vitamin E dồi dào
Chôm chôm là một nguồn cung cấp vitamin E lý tưởng và giúp giải quyết gần như tất cả các vấn đề về da cho bà bầu. Bà bầu ăn chôm chôm cũng là một lựa chọn tuyệt vời nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của vết rạn da sau sinh, cũng giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, da mệt mỏi, ngứa và lão hóa da.
Kiểm soát huyết áp và cholesterol
Ăn chôm chôm khi mang thai không những giúp đẹp da mà còn hỗ trợ tăng cường khả năng lưu thông máu, điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Việc tiêu thụ quả chôm chôm thậm chí còn có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng phù nề chân tay khi mang thai.
Có tác dụng thanh lọc cơ thể
Hầu hết các loại bệnh xuất hiện đều do sự hiện diện của chất độc trong cơ thể. Khi ăn chôm chôm, bạn đã gián tiếp giúp cơ thể loại bỏ những độc tố có hại nhờ vào lượng vitamin C và phốt pho có trong loại quả này.
Bảo vệ tóc
Thói quen ăn chôm chôm điều độ sẽ có hiệu quả trong quá trình điều trị gàu và thậm chí là các vấn đề liên quan đến da đầu khác nhau khi mang thai. Quả chôm chôm cũng củng cố thêm sức khỏe cho chân tóc nếu như quá trình thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai khiến tóc bạn mỏng và yếu dần.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Loại quả chống lão hóa trên web hoaquathanhha.com
Bà bầu ăn nhiều chôm chôm có tốt không? Liều lượng ăn tốt nhất
Mặc dù chôm chôm rất tốt cho sức khỏe của bà bầu nhưng nếu ăn quá nhiều chôm chôm cùng một lúc thì có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như:
- Tăng chỉ số đường huyết: Quả chôm chôm chín chứa hàm lượng đường khá cao, dễ dàng khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đường huyết không ổn định nếu thưởng thức chôm chôm với số lượng lớn trong thời gian dài. Do vậy, nếu bạn đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ, hãy cân nhắc đến vấn đề này và chỉ nên nhấm nháp từ 5 – 6 quả cho mỗi ngày mà thôi.
- Tăng cholesterol: Theo các chuyên gia, hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể chuyển hóa thành rượu và làm chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín.
Ngoài ra, khi ăn chôm chôm, mẹ bầu cũng cần lưu ý không dùng miệng để bóc vỏ chôm chôm. Hiện nay trong quá trình trồng chôm chôm, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bà bầu ăn chôm chôm nên rửa sạch, và ngâm chôm chôm trong nước muối loãng trước khi ăn. Không nên dùng răng để “bóc vỏ” mà nên dùng dao để hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu (nếu có).
Cách chọn và bảo quản chôm chôm cho bà bầu
Một số mẹo chọn quả chôm chôm tươi ngon để mẹ bầu thưởng thức là:
- Mùa chôm chôm bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 11, do đó, mẹ bầu không nên mua chôm chôm ngoài khoảng thời gian này. Nguyên do đó là những quả trái mùa, thường chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá cao.
- Chọn những quả to, mọng, chắc tay bởi chúng sẽ có cùi dày và mọng nước
- Chọn quả có màu đỏ tươi, bạn có thể lăn nhẹ quả trên tay để xem sợi lông có mềm và dẻo không
- Tránh mua những quả xỉn màu hoặc có màu nâu, lông khô và giòn vì chúng thường không tươi ngon
- Bảo quản trái chôm chôm trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần trong khoảng 5 ngày.
Bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng giảm cảm giác thèm chua rất tốt, tuy nhiên, mẹ bầu cần nhớ bổ sung thêm các loại hoa quả khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con nhé!
Mời bạn tìm hiểu thêm: