Cập nhật vào 23/06
Cà muối với canh rau muống là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, vừa mát, vừa dễ ăn. Tuy nhiên, bà bầu ăn cà muối có hại không? Ăn thế nào đúng cách?
Bà bầu ăn cà muối có được không?
So với những thực phẩm thông thường, cơ thể hấp nhanh hơn thu dưỡng chất từ thực phẩm lên men. Hơn nữa, vi khuẩn và enzyme trong thực phẩm lên men có thể giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn.
Trong cà muối chua chỉ chứa một số lượng nhỏ vitamin và khoáng chất. Trong một quả cà muối có 1,9g chất xơ; 1,8g acid lactic; 13g calo; 1,2g protein và 77g nước. Có thể thấy trong quả cà muối không chứa nhiều thành phần dinh dưỡng.

Bà bầu vẫn có thể ăn cà muối nhưng nên ăn với hàm lượng ít. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn cà muối không đúng cách sẽ gây nhiều tác hại cho cả mẹ và thai nhi.
Cà muối là thực phẩm được hoàn thành dựa trên quá trình lên men của vi khuẩn lactic trong tự nhiên. Vi khuẩn này trong thực phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong cà muối không có nhiều dinh dưỡng, chỉ có một số vitamin và khoáng chất, thành phần đạm không đáng kể.
Mặc dù đây không thuộc nhóm thực phẩm cần tránh nhưng bà bầu cần hạn chế không nên ăn nhiều cà muối thường xuyên. Hoạt chất solanin tồn tại trong cà có thể gây ngộ độc thần kinh, tiêu hóa. Cà muối khi chưa chín tới làm tăng lượng nitric đồng thời làm giảm độ pH có hại cho mẹ bầu.
Cà càng sống thì lượng solanin có trong cà càng cao, việc muối cà có thể làm giảm bớt độc tính này. Nhưng các mẹ bầu không nên chủ quan ăn nhiều cà muối, nhất là cà muối xổi.
Thay vì ăn nhiều cà muối, bà bầu nên tìm đến các thực phẩm lành mạnh hơn như sữa chua, thịt, cá, trứng, hoa quả. Tham khảo thêm bài viết mùa thu có quả gì đặc trưng để cung cấp vitamin và khoáng chất cho thai nhi, giúp trẻ thông minh hơn nhé!
Tác hại khi bà bầu ăn cà muối không đúng cách
Gây ngộ độc, rối loạn thần kinh
Trong thân, lá, hoa và quả cà có chứa chất độc, cà pháo khi còn xanh chứa hàm lượng nhỏ chất độc và tăng dần lên khi chín. Chất độc trong cà gây rối loạn thần kinh khiến người ăn bị ngộ độc. Chất solanin có trong cà là một loại độc tố rất nguy hiểm, nhất là với phụ nữ khi mang thai.
Do đó, khi bà bầu ăn cà muối cần thận trọng, lựa chọn những quả đã muối chín, không nên ăn cà muối chưa chín hẳn. Ở mức độ nhẹ, solanin có thể gây rối loạn tiêu hóa, thần kinh, có cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, nặng hơn có thể gây hôn mê, tử vong.
Khi ngộ độc solanin, bà bầu thường sẽ không có các biểu hiện rõ ràng ngay lúc đó, mà phải mất từ 8-12 giờ sau khi ngấm vào cơ thể, các độc tố mới khiến cơ thể bà bầu bị ảnh hưởng. Tùy theo số lượng ăn nhiều hay ít mà nguy cơ nhiễm độc là nặng hay nhẹ.
Tác nhân gây ung thư
Khoa học chứng minh, cà muối xổi hay cà muối chưa chín chứa hàm lượng nitrat. Lượng nitrat có trong quả cà sẽ chuyển hóa thành nitrit. Chất này khi kết hợp với các axit amin trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Gây nhiễm lạnh, phù nề.
Theo Đông Y, cà pháo có tính hàn, bà bầu ăn cà muối có thể bị nhiễm lạnh, cảm, ho. Bên cạnh đó, cà muối còn có nhiều chất chua, chất axit khiến bà bầu dễ bị phù nề chân. Nghiêm trong hơn, axit này có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Bà bầu ăn cà muối thế nào đúng cách?
Mặc dù có thể gây hại cho sức khỏe nhưng nếu muốn ăn, bà bầu vẫn có thể ăn cà muối với hàm lượng ít. Phụ nữ mang thai ăn cà muối cần chú ý một số điều sau:
- Bà bầu chỉ nên ăn cà muối 1 lần/ tháng nhưng tuyệt đối không được ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, rất dễ gây sảy thai.
- Trong cà tươi, cà muối chưa chín có chứa hàm lượng chất độc solanin cao. Do đó, bà bầu không nên ăn cà muối chưa chín hẳn hay cà muối xổi.
- Cà muối ngoài quán rất dễ nhiễm vi khuẩn, nấm. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các mẹ nên tự muối ở nhà, muối cà trong bình bằng sành, sứ, nên tránh đựng trong bình nhựa, sắt gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu, không nên mua ở nơi không quen biết, không rõ nguồn gốc.
- Bà bầu ăn cà nên lấy hết hạt ra vì hạt cà là nguyên nhân khiến trẻ nấm lưỡi.
- Cà muối khó tiêu nên bà bầu hạn chế ăn vào buổi tối, có thể gây chướng bụng, khó ngủ.
Đu đủ là một trong những loại quả mà bà bầu nên ăn khi mang thai bởi loại quả này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài Đủ đủ có những chất dinh dưỡng gì.
Món ăn muối chua bà bầu nên tránh trong thai kỳ
Khuyến cáo của bác sĩ dinh dưỡng, trong thời gian đầu mang thai và thậm chí suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín như thịt tái, rau sống hay các loại dưa muối xổi, cà pháo, cà bát muối xổi chưa chín. Những thực phẩm lên men sau đây bà bầu nên tránh càng xa càng tốt:
- Măng chua: Trong măng có glucozit khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ phân hủy, tạo thành axit cyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa. Ngoài ra, măng chua bán trên thị trường thường bị tẩy trắng bằng axit oxalic, rất độc hại.
- Nem chua: Nem chua chế biến từ quá trình lên men thịt sống. Bà bầu ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli.
- Dưa chua: Giống cà pháo muối, dưa chua muối xổi cũng chứa lượng chất gây ung thư nguy hiểm. Nếu thèm quá, có thể ăn dưa chua vừa chín tới để đảm bảo.
- Đu đủ xanh: Khi ăn phải nhựa của quả đu đủ xanh, khiến cho tử cung của bà bầu bị co bóp nhiều dễ gây sảy thai, động thai hoặc bị ra máu âm đạo.
- Dứa: Chứa chất làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây hư thai.
- Rau ngót: Mẹ bầu thai yếu, động thai, có tiền sử sảy thai, đẻ non… thì nên hạn chế ăn để tránh sảy thai, nguy hiểm nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Như vậy, bà bầu có thể ăn cà muối nhưng chỉ nên ăn với số lượng ít, 1 lần/ tháng và ăn cà muối đã chín, không ăn muối xổi. Lưu ý tuyệt đối không được ăn trong 3 tháng đầu, bà bầu ăn cà muối trong thời gian này khả năng gây sảy thai cao.
Mời bạn tìm hiểu thêm: